VỆ SINH – NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ


* VỆ SINH – NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ
      **************************************************************
Ngày soạn: 8/ 9/2013                                            Ngày dạy :Thứ 3/ 10/ 9 / 2013
A. ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN- ĐIỂM DANH
( Thực hiện như thứ 2)
 B.THỂ DỤC SÁNG
( Thực hiện như thứ 2)
C. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
Lĩnh vực phát triển tình cảm- xã hội:


TÔ MÀU CHÂN DUNG CÔ GIÁO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
- Trẻ biết cầm bút bằng tay phải cầm bàng ba đầu ngón tay để di màu lên bức tranh về chân dung cô giáo, biết ngồi đúng tư thế theo hứng dẫn của cô
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năg ngồi, cầm bút cách sử dụng màu để tô, phát triển tình cảm cho trẻ
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu thích sản phẩm của mình.Biết yêu quý và chân trọng cô giáo của mình
II.CHUẨN BỊ:
   - Mẫu tô của cô, tranh bút sáp màu để cô tô mẫu
- Tranh. Sáp màu, bàn ghế đủ cho trẻ
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề.
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: Co và cháu
- Đàm thoại về nội dung bài thơ.
+ Chúng mình vừa đọc bài thơ có tên là gì?
+ Bài thơ nói về ai?
+ * Giáo dục: Trẻ tình cảm lòng biết ơn với cô giáo..
2. HĐ2: Dạy trẻ.
a. Quan sát sản phẩm mẫu.
- Cho  trẻ  xem tranh  cô đã chuẩn bị nêu ra ý kiến nhận xét của mình của mình về bức tranh.
- Chúng mình có thích tô được bức tranh về cô giáo giống như cô không ?
b. Trẻ thực hiện.
- Trẻ về theo 3 tổ tô màu tranh
- Cô quan sát, hướng dẫn trẻ cách tô, phối hợp màu ,khuyến khích trẻ tô màu có tính  sáng tạo
- Cho trẻ đọc bài thơ "Dừng tay,dừng tay"
c.  Trưng bày sản phẩm.
   - Nhận xét sản phẩm .
   - Cô nhận xét chung, nhận xét cá nhân, động viên trẻ chưa hoàn thành bài .
3 - Hoạt động 3: Kết thúc
  - Thu dọn đố dùng ra sân chơi.

- Trẻ đọc

- Trẻ trả lời

- Nghe cô



-Trẻ xem sản phẩm

- Trẻ trả lời.
-Trẻ lấy đồ dùng theo tổ

- Trẻ thực hiện

- Cả lớp đọc  và làm động tác
- Trẻ treo tranh
- Trẻ nhận xét sản phẩm

- Nghe cô nhận xét
-Cùng cô thu dọn đồ dùng
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
HĐCCĐ: Thăm quan các lớp trong trường
TCDG: Kéo co
Chơi tự do
I. YÊU CẦU.
 - Trẻ biết quan sát và biết được trong trường mình có những lớp nào, cô giáo nào.
 - Trẻ được rèn ky năng quan sát và phát triển ngôn ngữ.
 - Trẻ được thoải mái sau hoạt động chủ đích.
II.CHUẨN BỊ.
   - Tâm lý trẻ thoải mái.Trang phục cô và trẻ gọn gàng
III. TIẾN HÀNH.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
1:HĐCCĐ:  Thăm quan các lớp trong trường.
  - Cô tập chung trẻ cho trẻ xếp hàng đi vòng quanh các lớp học cho trẻ nhận biết đấy là lớp nào và trò chuyện cùng trẻ về các lớp học đó.
+ Trường mình có tất cả mấy lớp.
+ Các con có biết đây là lớp nào không?
+ Đây là lớp cô giáo nào chủ nhiệm?
+ Các con  có quen các chị các em lớp này không?...
* Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết…….
2. Trò chơi dân gian : “Kéo co”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi, luật chơi
- Cô cho trẻ chơi 3-4 lần.
3.Chơi tự do.
- Cô cho trẻ chơi tự do ngoài trời.
- Cô bao quát bảo đảm an toàn cho trẻ.

- Trẻ xếp hàng cùng cô đi tham quan các lớp.


- Trẻ trả lơi câu hỏi.





- Trẻ lắng nghe và hứng thú chơi.

- Trẻ chơi tự do
E. HOẠT ĐỘNG GÓC.
-GXD: Xếp lớp học của bé.
-GPV:Bán hàng.
-GTN: Quan sát cô giáo chăm sóc cây.
I. YÊU CẦU.
   - Trẻ biết sử dụng các khối để xếp thành lớp học của bé.
   - Biết chơi trò chơi bán hàng và biết bán là phải có đồ cho khách hàng đến mua và người mua phải có tiền…
   -Trẻ chú ý quan sát cô chăm sóc cây.
II. CHUẨN BỊ.
   - Bộ đồ chơi xây dựng.
   - Bộ đồ chơi để bán hàng.
    - Đồ dùng để cô tưới cây, tỉa lá…
III.TIẾN HÀNH:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ.
1.Thoả thuận trước khi chơi.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề giới thiệu rõ nội dung chơi của từng góc và cho trẻ nhận góc chơi.
- Hỏi  lại trẻ cách chơi ở các góc.( trẻ khá trong lớp)
* Giáo dcụ trẻ chơ đoàn kết không tranh giành đồ chơi của nhau, giữ gìn đồ chơi, chơu xong cất vào đúng nơi quy định
 2.Quá trình chơi.
  - Cho trẻ về góc chơi. Cô cùng chơi kết hợp  hướng dẫn trẻ chơi sau 7- 8  phút đổi góc chơi cho trẻ.
- Quá trình trẻ chơi cô cho trẻ giáo lưu giữa các góc.
 3. Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cho trẻ nhận xét giữa các góc: về thái độ chơi cách
 chơi…
  - Cô nhận xét chung.

-Trẻ tc cùng cô.

- Trẻ trả lời.

Trẻ về góc chơi.


Trẻ đổi nhóm chơi.




-Trẻ lắng nghe.
G. HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - TRẢ TRẺ ( thực hiện như thứ 2)
H. HOẠT ĐỘNG CHIỀU.
I. TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ:
LQVT: Đứng lên -  Ngồi xuống.


I. YÊU CÂU:
- Trẻ đọc đúng từ “ Đứng lên, ngồi xuống”  nói được  đủ câu và diễn đạt mạch lạc bằng tiếng việt các từ trên và biết được ý nghĩa của từ đó
- Rèn khả năng phát âm  bằng tiếng việt, phát triển vốn từ cho trẻ
- Trẻ  ngoan hưởng ứng hoạt động  cùng cô hứng thú  .
I. CHUẨN BỊ:
 Tranh có nội dùng và gắn từ :Đứng lên, ngồi xuống.
III. TIẾN HÀNH:
                    Hoạt động cô
          Hoạt động trẻ
Cô tập chung trẻ lại cô hỏi trẻ khi đến lớp con phải chào ai ?
- Khi chào con nói như thế nào ?..
- Cô chỉ vào từng bức tranh và hỏi trẻ . Tranh có ai ? bé đang làm gì ? cô đang hưóng dẫn bé làm gì?
* Cô đọc đọc từ :  Đứng lên .
- Cho cả lớp đọc lại  nhiều lần .
- Cá nhân đọc .
- Chú ý sửa sai cho trẻ .
* Tương tự  với từ : Ngồi xuống
- Yêu cầu trẻ đọc nhắc lại .
- Cá nhân trẻ đọc
* Sau đó cô đặt câu hỏi :  Đây là ai ? Đang làm gì ?
-Cô phát âm từ sau đó cho trẻ phát âm lại nhiều lần
- Nếu trẻ đọc chưa chính xác cô hướng dẫn trẻ .
- Tuyên dương khích lệ trẻ .
* Kết thúc :  cô cho trẻ đọc tên lại tất cả các từ trên
- Thu dọn đồ dùng .

- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời .

- Nghe cô .
- Trẻ đọc lại .
- 3 - 4 trẻ đọc

- Trẻ nhắc lại 2- 3 lần.
- Cả lớp đọc.
- Trẻ trả lời .




- Thu dọn đồ dùng .
II. ÔN LẠI BÀI HỌC SÁNG : Cho trẻ tô màu tranh chưa xong
                                                    Làm quen bài mới thơ: Cô giáo của con

I. YÊU CẦU.
 - Trẻ được tô hoàn thành bức tranh của mình.
- Cho trẻ tìm hiểu làm quen: bài xắp  học.
 - Trẻ được chơi tự do.
 - Rèn kỹ năng ngồi, cầm bút.
- Trẻ yêu quý trường lớp, cô giáo và thích được đến lớp.
II. CHUẨN BỊ.     - Các đồ dùng và phương tiện phục vụ cho tiết học.
    - Tâm lý trẻ thoải mái.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
- Cho trẻ tô màu bức tranh chưa xong
- Cô nhác lại cách ngồi , cách cầm bút cho trẻ, hướng dẫn trẻ tô hoàn thành bức tranh của mình
*. Làm quen bài mới.
* Cô cho trẻ làm quen với bài thơ : Cô giáo của con
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần
- Hướng dẫn trẻ đọc cùng cô 3-4 lần
3.Hoạt động vui chơi:
   - Cho trẻ chơi tự chọn theo ý trẻ, cô có thể tổ chức một số trò chơi tập thể để thu hút trẻ, cô bao quát hướng dẫn trong quá trình trẻ chơi.

   - Đảm bảo an toàn cho trẻ.
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ VỆ SINH – NÊU GƯƠNG - TRẢ TRẺ Reviewed by Quang Huy on October 21, 2015 Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.